Bánh mì Việt Nam: Từ món ăn bình dân vươn ra thế giới

Công thức sơ khai của bánh mì là bột trộn với nước và men, sau đó được tạo thành nhiều hình dáng khác nhau để thu hút thực khách. Đến tận bây giờ, nguồn gốc và thời gian bánh mì xuất hiện trên thế giới vẫn chưa được xác định, tuy nhiên có tài liệu cho rằng bánh mì có cách đây từ 10 nghìn năm, ở thời đại đồ đá mới khi nền nông nghiệp có nhiều bước chuyển biến. Đặc biệt, vào thời đại này con người đã biết trồng lúa mì và sử dụng để làm bánh.

Cũng có tài liệu khác ghi nhận sự xuất hiện của bánh mì từ hơn 30 nghìn năm trước hoặc vào thời Ai Cập cổ đại. Cho đến những năm đầu công nguyên, người La Mã đã đem bánh mì đến Pháp và từ thế kỷ 11 trở đi, món bánh này dần trở thành lương thực chính tại quốc gia này.

nguồn gốc của bánh mì việt nam
Bánh mì Baguette theo chân thực dân Pháp vào nước ta

Còn ở Việt Nam, những ổ bánh mì đầu tiên đã theo chân thực dân Pháp đến nước ta vào năm 1859 với tên gọi là bánh mì Baguette. Lúc bấy giờ, vì điều kiện kinh tế nên bánh mì chỉ được dùng như một món ăn chơi.

Sau đó, dưới bàn tay của các thợ làm bánh mì Việt tài ba, những ổ bánh mì mang cái chất rất riêng của người Việt đã ra đời. Ban đầu chỉ có một vài địa điểm nhỏ nhưng rất nổi tiếng như bánh mì Hòa Mã, sau đó bánh mì tiếp tục được cải biên để có khổ và độ dài như hiện nay. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, ngày nay bánh mì đã trở thành điểm nhấn đặc biệt trong nền ẩm thực Việt.

Món bánh dân dã ngày nay được bán trên khắp các con đường ở thành phố lớn đến thôn quê khiến không ít thực khách nước ngoài thích thú. Những ổ bánh vàng ươm được nướng trên than hồng cho thật giòn trước khi cho nhân vào làm ai nhìn thấy cũng phải thòm thèm. Người ta cũng không còn xem bánh mì là món ăn chơi nữa mà bánh mì đã trở thành món ăn chính cho mọi đối tượng, bánh vừa ngon vừa rẻ lại rất tiện lợi.

giới thiệu về bánh mì việt
Đã từ lâu người ta không còn xem bánh mình là món ăn “chơi” nữa (Ảnh: Internet)

Không chỉ nổi danh trong nước, bánh mì Việt còn được yêu thích tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tự hào hơn, ngày 24/03/2011, từ “bánh mì” đã được thêm vào từ điển Oxford, nằm trong top những loại sandwich tuyệt vời nhất thế giới. Không chỉ có thế, tạp chí National Geographic còn từng ca ngợi Bánh Mì Việt Nam là một trong 11 món ăn đường phố ngon nhất…

Đặc biệt, vào năm 2018, bánh mì Hội An được CNN công nhận là “Vua của các món sandwich trên thế giới” và mới đây nhất, ngày 24/3/2020 bánh mì Việt tiếp tục được vinh danh khi nằm trên giao diện trang chủ Google tại hơn 10 quốc gia.

bánh mì việt nổi tiếng trên thế giới
H’Hen Niê mặc trang phục bánh mì đã dự thi Miss Universe 2018 (Ảnh: Internet)

Nguyên liệu làm bánh mì

Điều khiến các thực khách thế giới ngạc nhiên khi thưởng thức những ổ bánh mì Việt chính là hương vị thơm ngon tuyệt vời lại được tạo ra bằng những nguyên liệu rất mộc mạc, gần gũi. Cái hay của người Việt là trong sự giản dị nhưng vẫn làm toát lên sự tinh tế, từ những nguyên liệu bình thường nhất nhưng khi kết hợp với nhau lại cho ra đời món bánh mì ngon trứ danh, nổi tiếng vượt ra khỏi biên giới quốc gia.

Nguyên liệu chính để làm BÁNH MÌ VIỆT NAM là thịt động vật được chế biến thành xúc xích, chả lụa, xíu mại, thịt heo quay, Pate gan, thịt băm hầm với gia vị, lạp xưởng… Ngoài ra còn có trứng, cá mòi, thịt gà xé, mỡ hành, thịt nguội, bơ… Đi khắp ba miền đất nước bạn sẽ thấy mỗi vùng miền sẽ có hương vị bánh mì đặc trưng riêng nhưng ở đâu cũng ngon, cũng làm thổn thức trái tim của bao thực khách.

các loại bánh mì việt
Pate mịn màng giúp bánh mì ngon và đậm vị hơn (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, một ổ bánh mì ngon tuyệt hảo không chỉ có thịt mà còn cần phải có dưa leo thái mỏng, đồ chua, rau mùi, hành tây, hành lá, húng thơm… và đặc biệt không thể thiếu nước xốt “thần thánh” để dậy lên vị đậm đà ngon trứ danh. Nhiều nơi không làm nước xốt thì dùng nước tương, muối tiêu, nước mắm, bột canh… để thay thế, thêm vào đó một chút mayonnaise hoặc tương ớt, chỉ vậy thôi là đã có ngay một ổ bánh mì làm “thổn thức” trái tim của bao người.

những loại bánh mì ngon nhất ở việt nam
Những ổ bánh đầy ắp thịt, đồ chua, dưa leo, hành ngò… làm xốn xang trái tim của bao thực khách (Ảnh: Internet)

Cách chế biến bánh mì

Bánh mì phải được làm giòn rồi xẻ một đường dọc theo thân bánh, sau đó phết pate, lần lượt cho nhân vào trong, cuối cùng rưới nước xốt lên trên là hoàn thành. Tuy cách chế biến đơn giản là thế nhưng khi nhìn đôi bàn tay thoăn thoắt của các cô bán hết cho thịt, thêm rau rồi lại rưới xốt bạn sẽ khó có thể kìm lòng với món bánh thân thuộc này. Từng thành phần được cho vào ổ bánh mì đều góp phần tạo nên hương vị thơm ngon của món ăn bình dị, thân thương.

công thức làm bánh mì việt chuẩn
Cách chế biến bánh mì rất đơn giản và nhanh nhưng hương vị thì không chê vào đâu được (Ảnh: Internet)

Các loại bánh mì ở Việt Nam

Điểm thú vị nhất trong nền ẩm thực Việt là đi dọc ba miền đất nước, nơi nào cũng có bánh mì nhưng mỗi vùng miền lại có nhiều loại khác nhau tùy vào phần nhân được kẹp bên trong:

  • Bánh mì thịt: Phổ biến nhất ở Sài Gòn, nhân bánh gồm thịt, bơ, chả, pate, thịt nguội, hành ngò, đồ chua và ớt.
  • Bánh mì xíu mại: Xíu mại thực chất là thịt heo xốt cà, vị hơi ngọt ở Sài Gòn còn ở Đà lạt bánh mì xíu mại có vị cay cay.
  • Bánh mì bì: Bánh mì được kẹp với thịt hoặc da heo thái sợi nhỏ, chan thêm một chút nước mắm lên trên, đơn giản mà rất ngon.
  • Bánh mì chà bông: Nghe tên gọi là biết nguyên liệu chính để làm loại bánh mì này chắc chắn là chà bông (ruốc) rồi. Thông thường người bán sẽ xịt một chút nước tương vào bánh nữa để tăng thêm hương vị.
  • Bánh mì cá mòi: Cá mòi hộp xốt cà mà ăn với bánh mì thì ngon hết biết. Nếu đã một lần nếm thử, bạn chắc chắn sẽ nhớ mãi không quên vị ngon của món bánh mì cá mòi này.

học làm bánh mì việt nam
Ở mỗi miền đất nước lại có những loại bánh mì rất riêng, rất độc đáo và hấp dẫn
(Ảnh: Internet)

Ngoài ra, còn có nhiều loại khác như bánh mì bò kho, xá xíu, pate, bánh mì cóc, đậu hũ, phá lấu, chả cả, bơ, ốp la, bánh mì que… Dù có sự khác biệt nhưng chắc chắn đã là bánh mì Việt Nam thì hương vị lúc nào cũng ngon, không cầu kỳ nhưng vị ngon được tạo nên từ những nguyên liệu giản đơn nhất.

Có thể bạn quan tâm